Tra Từ Điển Đạo Phật

Tìm kiếm theo chữ cái

Phiền não gốc

có 10:

1/ Tham là lòng tham lam,

2/ Sân là nóng giận,

3/ Si có nghĩa là si mê, mờ ám, biết không rõ, không chính xác, không đúng,

4/ Mạn là ngã mạn, kiêu căng, tự đắc. Mạn có bảy thứ: Mạn: Nghĩ mình hơn nghĩ người.

Ngã mạn: Ỷ mình hay giỏi mà lấn lướt người. Quá mạn: Mình bằng người mà cho là hơn người, người hơn mình mà cho là bằng. Mạn quá mạn: Người hơn mình nhiều mà cho mình hơn người. Tăng thượng mạn: Chưa chứng Thánh quả mà cho mình đã chứng.

Ty liệt mạn: Mình thua người nhiều mà nói mình thua ít. Tà mạn: Người tu về tà mạn được chút ít thần thông, hoặc hiểu biết đôi chút việc quá khứ, vị lai, rồi khinh lướt người khác xem trời đất không còn ai.

5/ Nghi, có nghĩa là lòng nghi ngờ, ngờ vực, không tin. Nghi ngờ có ba phương diện: a) Tự nghi, có nghĩa là nghi mình. b) Nghi pháp, có nghĩa là nghi phương pháp mình đang tu. c) Nghi nhân: có nghĩa là nghi người.

6/ Thân kiến: Có nghĩa là vì không rõ nên lầm chấp thân ngũ uẩn tứ đại giả hợp này cho là Ta, là của Ta, là bản ngã của Ta; Thân kiến tức là cái kiến chấp về thân. Nó là một trong bảy kiết sử trói buộc và sai sử chúng ta như một tên nô lệ rất khó mà bứt bỏ.

7/ Biên kiến: Có nghĩa là chấp một bên, nghiêng về một phía, đó là những thành kiến rất cực đoan. Biên kiến có nhiều lối chấp sai lầm, lớn nhất là: Thường kiến là một loại luận thuyết mơ hồ trừu tượng, cho rằng người chết còn linh hồn cho rằng có thế giới siêu hình, có bản thể vũ trụ, có Tiểu ngã, Đại ngã, có Thần thức, có Phật Tánh, có Thiên Đàng, có Địa ngục, có Ngọc Hoàng Thượng Đế, có Chúa Trời, có Thần, Quỷ, Ma v.

... Đoạn kiến là một loại luận thuyết chết cứng, khô cằn, cho chết là hết, không còn gì cả. Loại luận thuyết này khiến cho con người mất hết niềm hy vọng về tương lai. Người chấp đoạn kiến thì làm bao nhiêu ăn bấy nhiêu chẳng còn biết nghĩ đến ai cả, sống chỉ quay cuồng trong dục lạc, ăn uống vui đùa trụy lạc, xì ke, ma túy, rượu chè bê bết, sống theo Thuyết Hiện Sinh không có ngày mai.

8/ Kiến thủ: Có nghĩa là chấp chặt sự hiểu biết sai lầm của mình, có ba trường hợp: a) Kiến thủ vì ảnh hưởng tư tưởng của người khác, b) Kiến thủ vì không ý thức được sự sai lầm của mình, c) Kiến thủ vì tự ái hay vì ngoan cố cứng đầu.

Gợi ý